top of page

Họa Sĩ Rừng

Nguyễn Ngu Ý

Báo Văn Nghệ

Hoạ sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh) có một thời kỳ bị bắt đi lính, vài năm sau anh đào ngũ, trốn lên sống và làm việc ở một thị trấn Tây Nguyên, rồi lại bị bắt đi lao công đào binh. Trong nhiều năm trời hết sức khó khăn như thế, anh vẫn giữ lấy ánh lửa và sức sống của tâm hồn, viết và vẽ rất nhiều, bày tranh được nhiều lần ở Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Kontum, Sài Gòn. Năm 1971, bày chung tranh với Hội Hoạ sĩ trẻ Việt Nam, năm 1972 bày chung tranh với hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận vừa từ Huế vào. Chính vào kỳ mở cửa phòng tranh La Dolce Vita này từ 9-9-1972 đến 16-9-1972, chúng tôi cũng đã có dịp giới thiệu về Rừng và Hoàng Đăng Nhuận trong một bài viết ngăn mang tựa đề “Những nẻo đường của nghệ thuật” được trích dưới đây như một tư liệu của sinh hoạt hội hoạ Sài Gòn trước kia.

“Phòng tranh đã mở cửa, và như thế có lẽ không còn cần thêm một lời chú giải nào khác ở đây. Đường nét và màu sắc tự nó đã là lời và tiếng của những nhịp điệu nơi một cuộc trao đổi.

Nếu phải nói một đôi điều, chỉ bởi đơn giản tôi là người đứng trước những cuộc khai phá, đánh đổi bằng đời sống liều lĩnh của hai người bạn thiết, trên những bước châ lang bạt kỳ hồ, mỗi người mỗi cõi, mỗi người mỗi con đường mà bất chấp hết thảy, và chỉ còn là nổi đam mê trước giá vẽ, chỉ còn là những đau đớn trầm uất hay hoan lạc vui tươi với khúc điệu của sắc màu và đường nét.

Với Rừng, lắm phen tôi đã chứng kiến trên đôi mắt ưu sầu, trên cánh tay cầm cọ run rẩy trước những mảng màu sắc hỗn loạn nơi một phòng vẽ nào đó năm xưa giữa nội thành, một cái nhìn tinh tuyền trong suốt.

bottom of page